Ngôn ngữ

30-10-2020

Trong 4 năm qua, Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam (V-LEEP) đã phối hợp với Chính phủ Việt Nam xây dựng chương trình thí điểm cơ chế hợp đồng mua bán điện trực tiếp cho phép các doanh nghiệp có thể trực tiếp mua năng lượng sạch từ các nhà sản xuất điện gió và điện mặt trời. V-LEEP cũng hỗ trợ Bộ Công Thương xây dựng Tổng sơ đồ điện 8 và phối hợp với các cơ quan quản lý của chính phủ, các ngân hàng, các nhà đầu tư và các nhà phát triển năng lượng sạch khu vực tư nhân để thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực điện mặt trời.

Chương trình V-LEEP sẽ kết thúc vào đầu năm tới, vì vậy ngày 28/10, tại Diễn đàn doanh nghiệp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương được tổ chức tại Hà Nội, Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam Ann Marie Yastishock đã công bố Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam II (V-LEEP II). Đây là chương trình thực hiện trong 5 năm với ngân sách 36 triệu đô la và có mục tiêu tập trung hỗ trợ cải thiện công tác quy hoạch năng lượng của chính phủ, tăng tính cạnh tranh và sự tham gia của khu vực tư nhân trong việc cung cấp các dịch vụ về năng lượng, triển khai các hệ thống năng lượng sạch và tiên tiến, đồng thời cải thiện quy hoạch lưới điện để bao gồm truyền tải điện sạch. Chương trình này cũng sẽ hỗ trợ Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư có đủ năng lực cho các dự án năng lượng tiên tiến và tư vấn cho các công ty tư nhân phát triển những dự án năng lượng chất lượng và có khả năng sinh lời cao.

Hoạt động này có ý nghĩa gì? Nhu cầu năng lượng ở Việt Nam đang tăng 10% mỗi năm. Thông qua hợp tác với Chính phủ Việt Nam và khu vực tư nhân, Chương trình V-LEEP II sẽ hỗ trợ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của Việt Nam sang một hệ thống năng lượng sạch, bảo đảm và theo định hướng thị trường.

Share This Page