Ngôn ngữ

Kể từ khi tham gia Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) vào năm 1994, Việt Nam đã không ngừng tăng cường khung pháp lý và chính sách giúp kiểm soát hiệu quả hơn các hoạt động có liên quan đến động vật hoang dã, tạo việc làm, nâng cao nhận thức và cải thiện công tác bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức dai dẳng trong việc chống buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp, bao gồm các quy định xử phạt hành chính và hình sự chồng chéo, khối lượng và độ phức tạp của các vụ buôn bán bất hợp pháp tăng lên, việc xử lý chưa hiệu quả các mẫu vật động vật hoang dã bị thu giữ và năng lực còn hạn chế của các cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam.

Ngày 16/4, Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội và dự án Dự án Phòng, chống buôn bán trái pháp luật các loài động, thực vật hoang dã do USAID tài trợ đã đồng tổ chức một hội thảo về các hành động nhằm giải quyết những hạn chế trong công tác thực thi công ước CITES tại Việt Nam. Gần 60 chuyên gia và đại diện đến từ Ủy ban KHCN&MT và các bộ, cơ quan liên quan khác đã tham dự hội thảo. Đại diện các cơ quan thực thi pháp luật và các viện nghiên cứu đã đưa khuyến nghị lên các nhà làm luật và Ủy ban nhằm giải quyết những khó khăn trong thực thi công ước CITES, chẳng hạn như sự cần thiết phải hài hòa các văn bản pháp lý hiện hành, gia tăng các chiến dịch giảm thiểu nhu cầu sử dụng động vật hoang dã và nâng cao năng lực và tăng cường công tác điều phối giữa các cơ quan thực thi pháp luật, bao gồm hải quan và ngành kiểm lâm.

Hỗ trợ của USAID đối với các nhà hoạch định chính sách trong việc giám sát thực thi công ước CITES sẽ góp phần tăng cường khung quy định và thực thi nhằm giảm tội trạng môi trường xuyên quốc gia tại Việt Nam.