Ngôn ngữ

11-12-2020

COVID-19 đã cho thấy rõ những nguy cơ bùng phát đại dịch do sự lây lan của các vi-rút có nguồn gốc từ động vật hoang dã sang người. Nguy cơ lớn ở Việt Nam, cũng như ở Trung Quốc, chính là việc tiếp xúc trực tiếp giữa động vật hoang dã và con người vẫn còn rộng rãi trong tự nhiên, ở các trang trại, các khu chợ và nhà hàng và tình trạng này có thể được giảm thiểu đáng kể nhờ lệnh cấm buôn bán các loài hoang dã có hiệu lực. Kể từ tháng 6/2020, USAID đã phối hợp cùng FAO, Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS), đại diện của một số các tổ chức phi chính phủ về động vật hoang dã, các cơ quan của Liên hợp quốc, đại sứ quán Hoa Kỳ và Đức để cùng điều hành một Nhóm công tác về phòng chống đại dịch. Nhóm công tác đã lập một báo cáo quan điểm ngắn gọn về việc chấm dứt buôn bán động vật hoang dã. Tháng trước, họ đã trình bày báo cáo trước cộng đồng phát triển và vào ngày 1/12, báo cáo được trình bày tại cuộc họp do Đại sứ Hoa Kỳ chủ trì với sự tham dự của các đại sứ và cán bộ cấp cao từ 9 phái đoàn ngoại giao có cùng chí hướng. Trong tháng tới, một lá thư chung sẽ được gửi tới Thủ tướng Chính phủ để đề nghị tổ chức một cuộc thảo luận về vận động chính sách cho các can thiệp và hoạt động phối hợp pháp lý và liên ngành.

Hoạt động này có ý nghĩa gì? Thông qua vận động chính sách nhằm cấm hoạt động buôn bán các loài chim và động vật có vú hoang dã, USAID đang hỗ trợ giảm các nguy cơ đại dịch do một sự lây lan khác của vi-rút có nguồn gốc động vật từ động vật hoang dã sang người, đồng thời mang lại lợi ích bổ sung cho công tác phòng chống buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.

Share This Page