Ngôn ngữ

20-08-2021

Ô nhiễm không khí hiện là một thách thức lớn đối với thành phố Hà Nội. Nhằm hỗ trợ giải quyết vấn đề này, USAID đã và đang làm việc chặt chẽ với các tổ chức địa phương và các cơ quan chính phủ để ưu tiên vấn đề không khí sạch và cùng chung tay hành động nhằm tạo ra tác động rộng lớn hơn. Ngày 12/8, dự án Chung tay hành động vì Không khí sạch do USAID tài trợ đã phối hợp với trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội, trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Tạp chí Tia Sáng và các cơ quan chính quyền TP Hà Nội tổ chức hội thảo công bố kết quả các nghiên cứu đầu tiên sử dụng số liệu do địa phương cung cấp để đánh giá gánh nặng bệnh tật do tác động của ô nhiễm bụi PM2.5 (được định nghĩa là hạt vật chất trong không khí có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet và do đó chỉ có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi).

Kết quả nghiên cứu báo cáo “Tác động ô nhiễm không khí do bụi PM2.5 lên sức khỏe cộng đồng tại Hà Nội” đã chỉ ra mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí do bụi PM2.5, đưa ra ước tính số ca tử vong và nhập viện, đồng thời cũng nêu ra những lợi ích về sức khỏe nhờ giảm nồng độ bụi PM2.5. Hơn 220 đại biểu từ các cơ quan chính phủ, các trường đại học và cơ quan báo chí cũng như các chuyên gia trong nước và quốc tế đã tham dự và thảo luận về những phát hiện của nghiên cứu và đề xuất để quản lý chất lượng không khí hiệu quả hơn tại Việt Nam.

USAID hỗ trợ nghiên cứu và thu thập dữ liệu về tác động lâu dài của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe, đây là hoạt động cần thiết để không chỉ hiểu về những tác động đến sức khỏe của ô nhiễm không khí mà còn cả những lợi ích đối với sức khỏe nhờ chất lượng không khí được cải thiện. Nghiên cứu này sẽ hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách trong việc thiết lập các quy định về quản lý chất lượng không khí và hoạch định chiến lược về nghiên cứu ô nhiễm không khí và sức khỏe.

Image
Ô nhiễm không khí hiện là một thách thức lớn đối với thành phố Hà Nội.
Live & Learn
Share This Page