Ngôn ngữ

USAID góp phần thúc đẩy tăng trưởng bao trùm tại Việt Nam.

“Mỗi mảnh lụa vụn đều góp phần tạo nên một mảnh ghép nghệ thuật. Cũng giống như vậy, người khuyết tật cũng có khả năng đóng góp khi họ được trao cơ hội”. Đây là chia sẻ của anh Lê Việt Cường, 48 tuổi, một doanh nhân xã hội, một nghệ sĩ và là người đồng sáng lập Vụn Art. Vụn Art là nơi thổi hồn vào lụa vụn để chúng trở thành những tác phẩm nghệ thuật xinh đẹp. Vụn Art do người khuyết tật điều hành và nhân viên tại đây cũng là người khuyết tật.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và đang tăng trưởng như Vụn Art đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận đào tạo, nguồn vốn và thị trường. Các doanh nghiệp này chiếm tới hơn 90% khu vực tư nhân của Việt Nam, sử dụng hơn 50% lực lượng lao động trên thị trường, đóng góp gần 40% vào GDP và có vai trò then chốt trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.

Photo
Vun art

Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân do USAID tài trợ có mục tiêu hỗ trợ gỡ bỏ những rào cản đang kìm hãm sự tăng trưởng của các doanh nghiệp này thông qua giải quyết những khó khăn trên và phối hợp với Chính phủ Việt Nam nhằm cải thiện các chính sách kinh tế, qua đó thúc đẩy một khu vực tư nhân năng động và sáng tạo tại Việt Nam. Tới năm 2025, hơn 2.500 doanh nghiệp nhỏ sẽ nhận được hỗ trợ kỹ thuật để cải thiện hiệu quả hoạt động, tăng doanh thu lên 50% và có ít nhất 100 doanh nghiệp vươn ra các thị trường khu vực và quốc tế.

 

Anh Cường bị bại liệt từ lúc 9 tháng tuổi, do đó anh hiểu rất rõ sự kỳ thị mà một người khuyết tật phải đối mặt. Sau khi học sửa điện tử, may, công nghệ thông tin, anh vẫn không thể tìm được một công việc chính thức cho đến khi được tuyển dụng vào Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam và gắn bó với nơi đây suốt 14 năm. Nhờ kinh nghiệm có được, anh nhận ra rằng để có thể sống tự lập và hòa nhập xã hội, người khuyết tật cần phải có nghề nghiệp và thu nhập ổn định. Điều này đã đưa anh đến với ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh để tạo thêm cơ hội việc làm cho người khuyết tật.
Năm 2016, anh Cường nhận thấy cơ hội có thể kết hợp việc vận động cho người khuyết tật với kỹ năng kinh doanh của mình khi anh tìm hiểu và biết rằng người ta bỏ lụa vụn đi sau quá trình sản xuất quần áo. Vụn Art đã ra đời từ đây.

Lê Việt Cường, người sáng lập Vụn Art
Photo
The Van Phuc craft village

 

Ẩn mình giữa những tòa nhà cao tầng của Hà Nội, Hợp tác xã Vụn Art nằm tại Làng Vạn Phúc- làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời của Việt Nam. Vụn Art nhận người khuyết tật vào làm việc bất kể họ có kỹ năng về nghệ thuật hay không và đào tạo họ. Tất cả cùng làm việc với nhau trong căn xưởng nhỏ, ghép từng miếng lụa vụn để tạo thành những bức tranh ghép nghệ thuật, túi xách và các sản phẩm theo yêu cầu để cung cấp cho khách du lịch và nhiều tổ chức tại Việt Nam.

Chi phí hoạt động của Vụn Art hoàn toàn dựa vào doanh thu từ việc bán sản phẩm và có thể trả tiền lương tương đối ổn cho 30 nhân viên tại đây. Môi trường làm việc chung giúp nuôi dưỡng nên một cộng đồng và đối với nhiều nhân viên cảm giác mà họ cần là sự  thân thuộc giúp họ hòa nhập xã hội tốt hơn.

Trong thời gian phong tỏa do đại dịch COVID-19, doanh thu bán hàng của Vụn Art sụt giảm tới 95% khiến cho hợp tác xã gặp vấn đề tài chính nghiêm trọng. Anh Cường cùng chị Phương - quản lý phụ trách bán hàng của Vụn Art, đã xem thương mại điện tử là một giải pháp - một thị trường mà họ không hề có kinh nghiệm. Họ đã học về phương pháp mở rộng thị trường của USAID thông qua khóa đào tạo về thương mại điện tử, nơi người học có được những kỹ năng và các công cụ thực tế để cải thiện hiệu quả kinh doanh trực tuyến.

Chị Phương đã tham gia khóa đào tạo và học cách đẩy mạnh logo thương hiệu, kể câu chuyện về Vụn Art và thiết kế các tin quảng cáo trực tuyến chuyên nghiệp. “Hỗ trợ của USAID đến rất đúng lúc. Những kỹ năng chúng tôi học được đã cải thiện khả năng nhận diện thương hiệu của Vụn Art, thu hút nhiều khách hàng hơn và nhờ đó doanh số bán hàng tăng lên,” chị Phương chia sẻ. Điều này đã cải thiện mức độ hiển thị của họ trên Facebook cũng như trên website chính thức.

Trong vòng ba tháng kể từ khi triển khai chiến lược tiếp thị điện tử mới, Vụn Art đã tăng gấp đôi doanh thu bán hàng so với quý trước, tiếp cận khách hàng mới trên khắp cả nước. Trên đà thành công này, họ hiện đang đặt mục tiêu mở rộng ra thị trường quốc tế và đang dần vượt qua những khó khăn do hậu quả của COVID-19 gây ra.

Tại Vụn Art, các nghệ sĩ không chỉ biến những miếng lụa vụn thành nghệ thuật mà trong quá trình đó, họ trao quyền cho chính mình, gửi đi thông điệp tích cực rằng người khuyết tật có một vị trí bình đẳng trong xã hội. “Vụn Art không chỉ là một nơi làm việc. Đó là một gia đình. Hỗ trợ của USAID đã giúp chúng tôi tạo việc làm, tạo thu nhập và thúc đẩy cộng đồng nghệ sĩ của chúng tôi,” chị Phương cười và chia sẻ…

 

Photo
Vụn Art’s sales manager, Nguyễn Thu Phương
Photo
Vun Art artist cutting silk scraps into pieces for a collage.
Image
Vun Art artist using a template to place pieces of silk for a collage.
Image
Vun Art artist holding scrap silk which will be used to make art.
Share This Page