Ngôn ngữ

Cán bộ y tế cơ sở đóng góp như thế nào cho nỗ lực chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam

“Hỗ trợ của USAID đã thực sự giúp tôi tự tin hơn. Tôi đã học được cách sàng lọc khách hàng dựa trên các triệu chứng của họ và cách hỗ trợ họ điều trị ra sao.”

“Hôm nay bác đã thấy đỡ chưa ạ?” nữ y tá tên Giang hỏi thăm khi đưa đơn thuốc cho ông Vũ, một bệnh nhân đang trong quá trình điều trị. “Bác khỏe rồi” ông Vũ đáp lời. “Bác không còn thấy khó ở và mệt mỏi nữa.” Chị Giang tươi cười và thấy vui mừng khi ông Vũ đáp ứng điều trị rất tốt. Chị Giang là y tá công tác tại Trạm Y tế xã An Tịnh, tỉnh Tây Ninh. Trong ba năm qua, chị đã hỗ trợ trong quá trình điều trị cho các bệnh nhân và tham gia vào công tác nâng cao nhận thức về bệnh lao cho cộng đồng. Hiện tại, chị đang chăm sóc cho 10 bệnh nhân và chị coi đây là một niềm vinh dự khi được tiếp sức cho bệnh nhân trên hành trình hồi phục của họ. 

“Ban đầu một số người còn khá e ngại và né tránh các nhân viên y tế. Nhưng khi chúng tôi giải thích với họ rằng nếu điều trị và dự phòng tốt thì bệnh lao thì không có gì đáng sợ. Từ đó mọi người đã nhanh chóng trở nên cởi mở hơn.” Khi ông Vũ được chẩn đoán ban đầu là mắc lao, chị Giang đã tư vấn cho ông về cách phòng tránh lây nhiễm lao cho vợ và hai con ông. Không một ai trong gia đình ông mắc lao. 

Việt Nam là quốc gia đứng thứ 10 trên thế giới về tỷ lệ gánh nặng bệnh lao cao nhất và là quốc gia có tỷ lệ bao phủ điều trị lao thấp nhất ở khu vực châu Á. Theo ước tính, mỗi năm Việt Nam có 170.000 người mắc lao nhưng chỉ có chưa đến 60% bệnh nhân được điều trị. USAID hợp tác với Chính phủ Việt Nam cho nỗ lực đầy tham vọng nhằm chấm dứt bệnh lao vào năm 2030 thông qua tăng cường phát hiện, điều trị và dự phòng bệnh lao.  

Chị Giang đã làm việc chặt chẽ với dự án của USAID để tìm hiểu về cách hạn chế lây truyền và quan trọng là cách giảm thiểu tác dụng phụ trong điều trị bệnh lao - nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân ngừng dùng thuốc. Khi khách hàng đến phòng khám, chị Giang sẽ giúp họ đăng ký khám sàng lọc để đánh giá nguy cơ nhiễm bệnh. Đối với những người đã có các triệu chứng bệnh lao thông thường như mệt mỏi, sốt, sụt cân hoặc ho, chị tư vấn họ sử dụng công cụ tự sàng lọc trực tuyến. Do phòng khám tại Trạm Y tế nhỏ và không có máy chụp X-quang, dự án của USAID đã tập huấn cho chị Giang cách hướng dẫn mọi người tự lấy mẫu đờm để thực hiện sàng lọc bằng GeneXpert - một phương pháp xét nghiệm nhanh vi khuẩn lao. Sau đó, chị đóng gói mẫu bệnh phẩm theo đúng chuẩn an toàn y tế để gửi đến bệnh viện tuyến huyện.

Kể từ năm 2020, USAID đã hợp tác với Việt Nam để triển khai chiến lược 2X hiệu quả cao, trong đó sử dụng X-quang ngực và GeneXpert để chẩn đoán lao hoạt động và lao tiềm ẩn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc điều trị cả hai trường hợp lao hoạt động và lao tiềm ẩn là cần thiết để duy trì tỷ lệ giảm các ca nhiễm. USAID, phối hợp với Quỹ toàn cầu, đang cùng làm việc với Chương trình Chống lao Quốc gia để nhân rộng chiến lược 2X trên toàn quốc nhằm tăng cường phát hiện và điều trị các ca nhiễm lao, đồng thời cải thiện các biện pháp phòng ngừa và giảm lây truyền.

Chị Giang chia sẻ: “Bây giờ tôi đã biết cách xác định chính xác những khách hàng cần được xét nghiệm bằng GeneXpert, từ đó chúng tôi đang phát hiện được nhiều ca hơn. Hỗ trợ của USAID đã thực sự giúp tôi tự tin hơn. Tôi đã học được cách sàng lọc khách hàng dựa trên các triệu chứng của họ và cách hỗ trợ họ điều trị ra sao.” Chị Giang rất mong sẽ được thấy ông Vũ điều trị khỏi hẳn. “Cảm giác tuyệt vời nhất là khi các bệnh nhân đến gặp tôi sau khi họ đã khỏi bệnh,” chị chia sẻ thêm. “Họ rất khởi lắm."

 

Nurse Le Thi Cam Giang is showing Mr Vu how to scan the QRcode at An Tinh commune health centre so that he can share with his family.
Nurse Le Thi Cam Giang showing Mr Vu on scanning the QRcode so that he could share with his family at An Tinh commune health centre.
Share This Page