Khuôn Khổ Thực Hành Tối Ưu cho Các Ngành Nam Giới Nắm Quyền.

Khuôn khổ này cung cấp cho các nơi làm việc các biện pháp thực hành và nguồn lực thực hành tối ưu trên toàn cầu để xác định mức độ bất bình đẳng, lập rõ mục tiêu và thiết lập lộ trình hướng đến sự tiến bộ bền vững trong việc tích hợp bình đẳng giới trong toàn bộ hoạt động vận hành và cấu trúc của doanh nghiệp.

Phụ nữ và trẻ em gái đại diện cho một nửa tiềm năng lao động của thế giới. Tuy nhiên, bất bình đẳng giới vẫn tồn tại trên toàn cầu và làm trì trệ tiến bộ xã hội. Phát triển nguồn nhân lực này sao cho hiệu quả là một yếu tố quan trọng để đảm bảo khả năng cạnh tranh của tổ chức trong tương lai. Ngoài ra, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy mối tương quan giữa sự đa dạng về nhân lực ở cấp điều hành với hiệu quả hoạt động của công ty. Một nghiên cứu của McKinsey & Company đã phân tích hơn 1.000 công ty ở 12 quốc gia và kết luận rằng các công ty có sự đa dạng về giới tính thường hay vượt trội về lợi nhuận hơn mức trung bình của ngành trong quốc gia đó.

Bất chấp các bằng chứng cho thấy giá trị của phụ nữ trong lực lượng lao động, phụ nữ vẫn tiếp tục gặp phải các rào cản mang tính cơ cấu ngăn cản họ gia nhập nền kinh tế thế giới, đặc biệt là trong các ngành mà nam giới vẫn thường nắm quyền. Xét trên toàn cầu, tỷ lệ phụ nữ gia nhập lực lượng lao động thấp hơn 27% so với tỷ lệ của nam giới. Trung bình, phụ nữ có ít giờ làm việc được trả lương hoặc lợi ích hơn bởi họ chọn làm việc bán thời gian hoặc bởi công việc bán thời gian là lựa chọn duy nhất mà họ có. Ở một số quốc gia, sự chênh lệch về mức lương theo giờ giữa hai giới tính đối với cùng loại công việc có thể lên tới 40 phần trăm. Theo Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới (World Economic Forum, WEF), với xu hướng hiện nay, sự chênh lệch này giữa hai giới tính trên toàn cầu nói chung phải mất đến 108 năm nữa mới khép lại.

Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ (USAID) cam kết vừa thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ vừa củng cố tất cả các môi trường làm việc, đặc biệt là trong các ngành mà nam giới nắm quyền, những nơi được nhận thấy là có nhiều bất bình đẳng về giới tính, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Thông qua chương trình Thúc Đẩy Tiện Ích, USAID xác định hành trình của nhân viên với tổ chức là điểm đầu vào mấu chốt để tạo ra sự thay đổi lâu dài và giàu tác động cho đối tác trong các ngành tiện ích điện và nước, đồng thời xác định khả năng áp dụng cho các ngành khác. Từ khi thu hút và tiếp cận nhân sự cho đến khi sàng lọc và nghỉ hưu, cơ hội để thúc đẩy bình đẳng giới trong bất kỳ môi trường làm việc nào có rất nhiều.

Khuôn khổ này cung cấp cho các nơi làm việc, đặc biệt là nơi thuộc những ngành mà nam giới nắm quyền, các biện pháp thực hành và nguồn lực thực hành tối ưu trên toàn cầu để xác định mức độ bất bình đẳng, lập rõ mục tiêu và thiết lập lộ trình hướng đến sự tiến bộ bền vững trong việc tích hợp bình đẳng giới trong toàn bộ hoạt động vận hành và cấu trúc của doanh nghiệp.