Ngôn ngữ

Ý nghĩa của việc phát hiện sớm lao đối với tính mạng người bệnh

"Tôi may mắn vì được tham gia chiến dịch tầm soát phát hiện sớm căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này. Nhờ được điều trị tích cực, kịp thời nên sức khỏe của tôi được cải thiện đáng kể", anh Mệnh nói.

“Tôi đã rất lo lắng khi biết mình mắc lao”, anh Mệnh (33 tuổi, đang làm công nhân xây dựng ở Tây Ninh) cho biết. “Nhưng các nhân viên y tế đã hỗ trợ tôi bằng các biện pháp dự phòng để tôi vẫn có thể tiếp tục đi làm để nuôi sống gia đình mình.”

Tây Ninh là tỉnh có tỷ lệ mắc bệnh lao cao. Đây là căn bệnh lây lan qua không khí và có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Anh Mệnh có thể đã lây bệnh từ anh trai của mình khi anh này đang được điều trị vào thời điểm đó. Điều này khiến anh Mệnh lo lắng vì không muốn vợ con mình bị nhiễm bệnh. 

Việt Nam là quốc gia đứng thứ 10 trên thế giới về tỷ lệ gánh nặng bệnh lao cao nhất và là quốc gia có tỷ lệ bao phủ điều trị lao thấp nhất ở khu vực châu Á. Theo ước tính, mỗi năm Việt Nam có 170.000 người nhiễm lao nhưng chỉ có chưa đến 60% bệnh nhân được điều trị. USAID hợp tác với Chính phủ Việt Nam cho nỗ lực đầy tham vọng nhằm chấm dứt bệnh lao vào năm 2030 thông qua tăng cường phát hiện, điều trị và dự phòng lao. 

Từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2022, USAID đã phối hợp với Chương trình Chống lao quốc gia của Việt Nam trong chiến dịch tầm soát bệnh lao trong cộng đồng kéo dài 10 ngày tại Tây Ninh. USAID đang hỗ trợ một chiến lược sáng tạo mang tên 2X, trong đó kết hợp chụp X-quang ngực và GeneXpert - một phương pháp xét nghiệm nhanh vi khuẩn lao, để chẩn đoán nhiễm lao hoạt động và lao tiềm ẩn.

Mặc dù anh Mệnh không có triệu chứng nhưng anh và gia đình đã được mời đến sàng lọc trên xe xét nghiệm di động. Mỗi thành viên gia đình anh đều được chụp X-quang ngực để rà quét nhanh các dấu hiệu bệnh lao bằng phần mềm trí tuệ nhân tạo. Phim chụp X-quang của anh Mệnh cho thấy các dấu hiệu nhiễm trùng và nhân viên y tế đã lấy mẫu đờm của anh để xét nghiệm GeneXpert. Kết quả anh Mệnh dương tính với lao phổi và ngay lập tức anh được đưa vào phác đồ điều trị lao 6 tháng còn vợ con anh bắt đầu điều trị dự phòng lao.

Kể từ năm 2020, USAID đã hợp tác với Việt Nam để triển khai chiến lược 2X hiệu quả cao, trong đó sử dụng X-quang ngực và xét nghiệm GeneXpert để chẩn đoán mắc lao và nhiễm lao tiềm ẩn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc điều trị cả các trường hợp mắc lao và lao tiềm ẩn là cần thiết để duy trì tỷ lệ giảm các ca nhiễm. USAID hiện đang phối hợp với Quỹ toàn cầu để làm việc với Chương trình Chống lao Quốc gia nhằm nhân rộng chiến lược 2X trên toàn quốc để tăng cường phát hiện và điều trị các ca mắc lao, đồng thời cải thiện các biện pháp phòng ngừa và giảm lây truyền.

Anh Mệnh đến trạm y tế xã hàng tuần để lấy thêm thuốc và ghi lại quá trình điều trị hàng ngày của mình. "Tôi may mắn vì được tham gia chiến dịch tầm soát phát hiện sớm căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này. Nhờ được điều trị tích cực, kịp thời nên sức khỏe của tôi được cải thiện đáng kể", anh Mệnh nói. Lời khuyên của anh dành cho những người khác: “Hãy để các nhân viên y tế hướng dẫn và đừng ngần ngại uống thuốc lao càng sớm càng tốt. Nếu không, bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn và quá trình điều trị sẽ khó khăn hơn.

USAID supports TB screening.
TB screening
Share This Page