Ngôn ngữ

Chính phủ Việt Nam đã đạt những bước tiến đáng kể trong việc cải thiện sức khỏe của người dân. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết trong các lĩnh vực HIV, bệnh lao và an ninh y tế toàn cầu. Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hợp tác với Chính phủ Việt Nam nhằm xây dựng các hệ thống y tế bao trùm để giải quyết các mối đe dọa bệnh truyền nhiễm mới nổi và đã tồn tại nhằm đảm bảo sức khỏe tốt hơn cho người dân.

THÚC ĐẨY NỖ LỰC CHẤM DỨT DỊCH HIV/AIDS CỦA QUỐC GIA 

Thông qua Chương trình Cứu trợ Khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về Phòng chống HIV/AIDS (PEPFAR), USAID hợp tác với Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam, khu vực tư nhân và các tổ chức cộng đồng nhằm thúc đẩy mục tiêu chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030. Là quốc gia châu Á đầu tiên nhận hỗ trợ của Chương trình PEPFAR và hiện là quốc gia châu Á duy nhất có chương trình PEPFAR song phương, Việt Nam giữ một vị trí đặc biệt trong tiến trình và các cột mốc quan trọng của PEPFAR trong hai thập kỷ qua. Với hỗ trợ của USAID, Chính phủ Việt Nam đã đạt được tiến bộ đáng kể trong tự chủ cả về tài chính và kỹ thuật cho chương trình phòng chống HIV. Việt Nam không còn yêu cầu hỗ trợ của nhà tài trợ cho các chương trình methadone và tính đến năm 2023, 90% thuốc kháng vi-rút của Việt Nam cho bệnh nhân HIV do Chính phủ mua và cấp phát. Các chương trình HIV của USAID tiếp tục tập trung vào việc nâng cao khả năng tự chủ của địa phương đối với các dịch vụ phòng ngừa và điều trị HIV chất lượng cao lấy khách hàng làm trung tâm.

ỨNG DỤNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG PHÁT HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ LAO 

Việt Nam là một trong 20 quốc gia được WHO xếp vào danh sách có số ca mắc lao mới ước tính cao nhất và là một trong 20 quốc gia có số ca mắc lao kháng thuốc ước tính cao nhất. USAID hợp tác với Chương trình chống lao quốc gia của Việt Nam, khu vực tư nhân và các tổ chức cộng đồng để hỗ trợ hiện thực hóa mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là chấm dứt bệnh lao vào năm 2035. Các chương trình phát hiện, điều trị và phòng ngừa lao đổi mới sáng tạo của USAID là những mô hình đang được Chính phủ Việt Nam nhân rộng trên toàn quốc. Cụ thể, USAID đã hỗ trợ Chương trình chống lao quốc gia tăng cường mạng lưới chẩn đoán lao thông qua ứng dụng công nghệ như máy X-quang di động siêu nhẹ và các xét nghiệm chẩn đoán nhanh được WHO khuyến nghị nhằm cải thiện khả năng chẩn đoán cho các cộng đồng vùng sâu vùng xa và khó khăn.

TĂNG CƯỜNG AN NINH Y TẾ TOÀN CẦU 

USAID tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao hiệu quả trong các hoạt động phòng ngừa, phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa bệnh truyền nhiễm mới nổi. Trong đó bao gồm tăng cường khả năng phòng vệ trước các mối đe dọa sức khỏe cộng đồng bắt nguồn từ động vật và phát triển một mạng lưới chuyên gia đa ngành, quy mô và làm việc xuyên suốt trong mối quan hệ giữa sức khỏe con người, động vật và môi trường. USAID hỗ trợ xây dựng và triển khai các hệ thống quản lý thông tin và giám sát để cải thiện hoạt động báo cáo và ứng phó với dịch bệnh, triển khai giám sát dịch bệnh có nguồn gốc từ động vật tại các chợ gia cầm sống, tăng cường an toàn sinh học và quản lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi và cơ sở gây nuôi động vật hoang dã. USAID cũng hỗ trợ Mạng lưới các trường đại học Một sức khỏe Việt Nam và hỗ trợ đào tạo cho hơn 60.000 sinh viên và giảng viên về cách tiếp cận Một sức khỏe đa ngành, trong đó ghi nhận tầm quan trọng của mối tương quan giữa con người, động vật, thực vật và môi trường chung.

HỖ TRỢ PHÒNG CHỐNG COVID-19 

USAID đã hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực ứng phó với đại dịch COVID-19 thông qua hợp tác lâu dài trong lĩnh vực y tế. USAID đã cung cấp hơn 27 triệu đô la ngân sách hỗ trợ ứng phó COVID-19 để giải quyết những thách thức về y tế, xã hội và kinh tế phát sinh do đại dịch. Hỗ trợ này bao gồm lắp đặt hệ thống oxy lỏng tại hơn 20 cơ sở y tế, cung cấp hỗ trợ khẩn cấp cho bệnh nhân COVID-19 và tạo thuận lợi về các nguồn lực lâu dài hơn cho tất cả bệnh nhân nói chung. Bên cạnh đó, USAID đã cung cấp 590 tủ lạnh bảo quản và hỗ trợ kỹ thuật để giúp đẩy nhanh việc tiếp cận công bằng và cung cấp các liều vắc xin COVID-19 an toàn và hiệu quả cũng như các loại vắc xin thông thường khác cho trẻ em, đặc biệt là ở các vùng sâu vùng xa và khó tiếp cận.

CÁC DỰ ÁN

Dự án Hỗ trợ kỹ thuật và Bền vững cho khu vực tư nhân tại Việt Nam (STEPS) thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân để phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ HIV bền vững tại Việt Nam, bao gồm hợp tác với các nhóm khu vực tư nhân đa dạng để giới thiệu và nhân rộng các mô hình cung cấp dịch vụ và sản phẩm y tế sáng tạo nhằm giảm số ca nhiễm HIV mới và tử vong liên quan đến AIDS tại Việt Nam. [2021-2026, 15.000.000 đô la] 

Dự án Phát triển hệ thống y tế bền vững (LHSS) hỗ trợ Chính phủ Việt Nam chuyển đổi chương trình phòng chống HIV và lao quốc gia từ nguồn tài trợ sang nguồn tài chính trong nước thông qua quản lý tài chính, tái thiết chuỗi cung ứng đấu thầu và sửa đổi các văn bản pháp luật. [2020-2024, 13.900.000 đô la] 

Dự án Hoàn thành Mục tiêu và Duy trì Kiểm soát Dịch HIV/AIDS (EpiC)hỗ trợ thu hẹp khoảng cách còn lại trong nỗ lực của Việt Nam nhằm đạt được các mục tiêu kiểm soát dịch bệnh 95-95-95: 95% người nhiễm HIV biết tình trạng của mình; 95% số người biết tình trạng của mình đang điều trị và trong số những người được điều trị 95% có tải lượng vi rút được ức chế và giảm khả năng lây truyền vi rút. EpiC cũng hỗ trợ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh thiết lập “Hệ thống thông tin y tế và giám sát tích hợp vì an ninh y tế” bao gồm đánh giá về nhu cầu nhân lực y tế và vai trò của các cộng tác viên y tế cộng đồng trong an ninh y tế và kế hoạch huy động nguồn lực [2022-2023, 4.200.000 đô la]

Dự án Hỗ trợ chấm dứt bệnh lao hợp tác với Chính phủ Việt Nam trong nỗ lực đầy tham vọng nhằm chấm dứt bệnh lao vào năm 2035 thông qua phát hiện, điều trị và phòng ngừa hiệu quả. [2020-2025, 23.983.038 đô la] 

Dự án Thu hẹp khoảng cách nhằm chấm dứt bệnh lao (C-GET) cải thiện các dịch vụ phòng ngừa, chăm sóc và điều trị bệnh lao thông qua hợp tác trực tiếp với các tổ chức cộng đồng địa phương và các cơ sở y tế tư nhân. [2023-2028, 8.000.000 đô la]

Thỏa thuận khung về phòng, chống lao (TIFA) Dự án sẽ cung cấp nguồn lực bổ sung nhằm hỗ trợ Chương trình Chống Lao Quốc gia của Việt Nam cải thiện năng lực tập huấn và giám sát giúp đảm bảo cung cấp dịch vụ chẩn đoán và điều trị bệnh lao chất lượng và vận động Chính phủ Việt Nam cam kết chính trị và tài chính để đạt được mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030 tại Việt Nam. [2019-2027, 2.000.000 đô la] 

Dự án Duy trì nguồn lực kỹ thuật và phân tích (giai đoạn tiếp theo) tiếp tục hỗ trợ để cung cấp các chuyên gia cố vấn lao trong nước cho Chương trình Chống lao quốc gia nhằm cải thiện mạng lưới giám sát, tập huấn, điều phối và quản lý chuỗi cung ứng. [2023 - 2028, 1.800.000 đô la]   

Giám sát và Phát hiện bệnh truyền nhiễm (IDDS) củng cố mạng lưới phát hiện bệnh hệ thống giám sát để cải thiện hoạt động phát hiện ca bệnh liên quan đến các bệnh truyền nhiễm thuộc danh sách ưu tiên, đồng thời cải thiện chất lượng của hệ thống thông tin và giám sát theo thời gian thực đối với mầm bệnh có nguy cơ cao nhất đối với sức khỏe cộng đồng. [2019-2024; ICF Inc, LLC; ngân sách ước tính 2.800.000 đô la]

Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực một sức khỏe cho thế hệ tương lai (OHW-NG) củng cố Mạng lưới các trường đại học Một sức khỏe (VOHUN) quy tụ 27 trường đại học Việt Nam từ các lĩnh vực y khoa, thú y, điều dưỡng và y tế công cộng để điều phối, phát triển và cung cấp các chương trình đào tạo tiên tiến nhằm trang bị các sinh viên chuyên ngành với kỹ năng và phương pháp tiếp cận đa ngành nhằm giải quyết các vấn đề liên an ninh y tế toàn cầu phức tạp [2019-2024; Đại học California, Davis; ngân sách  ước tính 3.000.000 đô la]  

Dự án chuyển đổi SEAOHUN hợp tác và liên kết các mạng lưới khu vực với Mạng lưới Một sức khỏe các trường đại học Việt Nam (VOHUN) và kế hoạch phát triển bền vững của VOHUN [SEAOHUN; 2022-2024; 400.000 đô la] 

Giảm thiểu rủi ro và Quản lý các mối đe dọa sức khỏe con người song hành với quản lý nguồn lây từ động vật: thông qua đối tác thực hiện của USAID là tổ chức FAO, dự án hỗ trợ tăng cường an ninh sinh học tại các trang trại chăn nuôi gia súc và động vật hoang dã, giám sát và báo cáo về các mối đe dọa sức khỏe động vật và tập trung vào chấm dứt nạn buôn bán và tiêu thụ các loài chim hoang dã và động vật có vú hoang dã.[2019-2024; FAO; ngân sách ước tính 7.000.000 đô la]

Stop Spillover: Hỗ trợ nâng cao năng lực của Việt Nam nhằm giảm nguy cơ lây truyền vi-rút từ động vật sang người và làm việc với các bên liên quan để giải quyết các mối đe dọa do các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người, sự phát tán các vi-rút ở động vật hoặc người và sự lây lan về mặt địa lý [2020-2025; Đại học Tufts; ngân sách ước tính 3.800.000 đô la]

Nỗ lực hướng tới An ninh Y tế Công cộng toàn cầu tăng cường năng lực của Việt Nam trong việc đáp ứng Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR 2005) về phòng ngừa, phát hiện, đánh giá và ứng phó trước các tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng. Dự án chủ yếu tập trung vào hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến COVID-19 cho Bộ Y tế trong bối cảnh đại dịch đang diễn ra và sẽ tiếp tục hỗ trợ rộng rãi cho hầu hết các lĩnh vực về y tế công cộng tại Việt Nam. [2021-2023; WHO; 800.000 đô la].