Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được thành quả đáng kể về tăng trưởng. Tuy nhiên, các vấn đề về quản trị nhà nước và khả năng cạnh tranh vẫn là những thách thức lớn cho quá trình phát triển của Việt Nam và khả năng hội nhập hơn nữa vào thị trường quốc tế. USAID hỗ trợ Việt Nam tiếp tục chuyển đổi thành một đối tác có trách nhiệm và có sự tham gia nhiều hơn của mọi thành phần thông qua các sáng kiến giúp tăng cường công tác quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng bền vững và sâu rộng. Thông qua hợp tác trực tiếp với Chính phủ Việt Nam và các bên liên quan khác, bao gồm khối tư nhân, USAID hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thân thiện với môi trường và dựa trên nền tảng pháp quyền. Những hỗ trợ này bao gồm hỗ trợ nâng cao trách nhiệm giải trình, tăng cường tính minh bạch và thúc đẩy sự tham gia của người dân trong các qúa trình xây dựng chính sách và quản lý công,, hỗ trợ xúc tiến các cơ hội kinh tế cho nhiều thành phần, đặc biệt cho nhóm dân cư ít có đại diện và bị thiệt thòi, đồng thời thúc đẩy nâng cao vị thế của phụ nữ. Một số hợp phần trong chiến lược hỗ trợ mới nhằm đạt được các mục tiêu này hiện đang được thực hiện:

ĐẨY MẠNH QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC BAO HÀM
Theo định hướng Chiến lược Hợp tác Phát triển Quốc gia của USAID tại Việt Nam giai đoạn 2014-2018, Chương trình Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện phối hợp với khối nhà nước và tư nhân để cải thiện các lĩnh vực quản trị nhà nước thúc đẩy tăng trưởng sâu rộng hơn, trong đó tập trung vào cải thiện môi trường thể chế, xây dựng các hệ thống để nâng cao trách nhiệm giải trình và tăng cường sự tham gia của mọi thành phần vào đời sống kinh tế, xã hội. Chương trình này đóng vai trò xúc tác trong xây dựng năng lực nhằm cải thiện công tác hoạch định chính sách thông qua tăng cường tiếp cận thông tin phục vụ việc ra quyết định dựa trên bằng chứng, thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn của người dân, tăng cường tính minh bạch và nâng cao hiệu quả của các cơ chế giám sát

TẠO MÔI TRƯỜNG THUẬN LỢI CHO KINH DOANH

Bước sang năm thứ 11, Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh (PCI) là chỉ số xếp hạng được Việt Nam và quốc tế công nhận để đo lường, đánh giá và trình bày quan điểm của khối tư nhân về giải pháp cải thiện chất lượng điều hành kinh tế tại 63 tỉnh thành của Việt Nam. Khảo sát thường niên trên toàn quốc này được thực hiện với các  doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách các chỉ số đáng tin cậy và đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng thể chế và chính sách  để  thúc đẩy sự phát triển của khối tư nhân. Hàng năm, các hội thảo phân tích PCI cấp tỉnh đã tạo ra kênh đặc biệt  cho đối thoại công – tư. Năm 2013, chương trình đã xây dựng và triển khai ứng dụng trên điện thoại di động nhằm thúc đẩy khả năng tiếp cận rộng rãi các bảng xếp hạng, báo cáo và số liệu  của PCI
.