Ngôn ngữ

Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong 30 năm qua và Chính phủ Việt Nam hiện đang tập trung xây dựng dự thảo Chiến lược Phát triển Kinh tế-xã hội 10 năm giai đoạn 2021 - 2030 hướng tới phát triển một nền kinh tế hội nhập, hiệu quả và bền vững. Với bối cảnh đó, USAID Việt Nam đã xây dựng chiến lược quốc gia CDCS gắn với chiến lược phát triển đó của Chính phủ Việt Nam.

Mục tiêu đề ra trong Chiến lược CDCS của USAID Việt Nam là hướng đến “Một Việt Nam cởi mở, thịnh vượng và an toàn; giải quyết hiệu quả và bao trùm các thành phần đối với các thách thức phát triển của đất nước.” Mục tiêu đầy tham vọng này hỗ trợ Hành trình tiến tới giảm phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài (J2SR)[1] và Tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPS)[2], đặc biệt là thông qua sự tham gia ngày càng nhiều hơn của Chính phủ Việt Nam, khu vực tư nhân và xã hội dân sự cùng nhau giải quyết những thách thức phát triển của đất nước. Để có thể đạt được mục tiêu tổng thể này, USAID Việt Nam sẽ tập trung vào các nhóm Mục tiêu Phát triển (DO): năng lực cạnh tranh kinh tế; phòng chống và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm; an ninh môi trường và Mục tiêu Đặc biệt nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh và Chất da cam. Chính phủ Việt Nam, khu vực tư nhân và xã hội dân sự đóng vai trò trung tâm trong Chiến lược này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế (DO 1): mục tiêu này sẽ tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, hiện đại hóa các cơ sở giáo dục đại học và mở rộng đầu tư tư nhân vào phát triển hạ tầng.

Tăng cường Phòng chống và Kiểm soát các bệnh truyền nhiễm (DO2) nhằm xây dựng các hệ thống y tế bền vững nhằm hỗ trợ nỗ lực của Việt Nam trong lập kế hoạch, cung cấp tài chính và thực hiện các giải pháp cho chương trình phòng, chống HIV, Lao của quốc gia và chương trình An ninh Y tế toàn cầu. Mục tiêu này sẽ bổ sung, liên kết với mục tiêu DO1 và hỗ trợ quá trình chuyển sang giai đoạn tự chủ cao hơn cho Chính phủ Việt Nam.

Tăng cường An ninh Môi trường (DO3): mục tiêu này sẽ tập trung hỗ trợ Chính phủ Việt Nam tiếp tục phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo sạch, an toàn và theo nhu cầu thị trường, bảo tồn rừng và đa dạng sinh học, chống buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp và kiểm soát ô nhiễm môi trường. USAID Việt Nam sẽ áp dụng phương pháp tiếp cận có mục tiêu nhằm xác định lại quan hệ hợp tác với Chính phủ Việt Nam thông qua áp dụng phương pháp tiếp cận đa dạng với xã hội dân sự, khu vực tư nhân và cơ quan Chính phủ Việt Nam để tiếp tục tăng cường bền vững và an ninh môi trường.   

Khắc phục hậu quả chiến tranh và Chất da cam (Mục tiêu Đặc biệt) nhằm khắc phục những tác động lâu dài của Chất da cam thông qua hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật ở các tỉnh bị phun rải Chất da cam và thực hiện xử lý ô nhiễm dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa, nơi được coi là điểm nóng ô nhiễm dioxin lớn nhất còn lại tại Việt Nam và các khu vực xung quanh sân bay.

Tất cả các kết quả trung gian (IR) sẽ góp phần cải thiện kết quả chung bao gồm sự phản ứng và tính minh bạch của Chính phủ, thúc đẩy hành động phối hợp và cải thiện các chính sách và thực thi chính sách.


Xem danh sách dự án